NHÀ ĐẤT AN PHÚ - Hotline : 0358 445 445

Di dời cảng Hoàng Diệu phục vụ xây dựng cầu Nguyễn Trãi, chỉnh trang đô thị Hải Phòng: Vì sự phát triển của đất Cảng (kỳ cuối)

Gác lại tâm tư, vượt lên khó khăn, vướng mắc Từ nay đến tháng 9-2024, Cảng Hoàng Diệu sẽ bàn giao diện tích các cầu cảng 1, 2 và 3 cùng một phần kho bãi phục vụ việc thi công cầu Nguyễn Trãi; vào năm 2025 sẽ hoàn thành toàn bộ việc di dời.

Thực hiện nhiệm vụ này vừa vì sự phát triển của thành phố, vừa là cơ hội giúp Công ty CP Cảng Hải Phòng tái thiết đội ngũ, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị để đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Để việc di dời cảng ảnh hưởng ít nhất đến người lao động, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh và giữ thương hiệu Cảng Hoàng Diệu, còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc đồng bộ, quyết liệt với giải pháp phù hợp của các cấp, ngành.

Đồng thuận với chủ trương của thành phố

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa ca, anh Đàm Văn Tám, Tổ trưởng Tổ 11 (Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu) chia sẻ, khi nghe tin cảng di dời, anh không khỏi lo lắng, bởi người lao động nào cũng muốn an tâm làm việc đến lúc nghỉ hưu. Cảng Hoàng Diệu là cảng bách hóa, mỗi tàu, mỗi kiện hàng có kích thước, quy trình xếp dỡ khác nhau, đòi hỏi công nhân vừa có kiến thức và cả kinh nghiệm thực tế. Công việc xếp dỡ hàng hóa đặc thù, để đào tạo được lao động lành nghề mất nhiều thời gian. Thực hiện di dời cảng là cần thiết, phù hợp sự phát triển của thành phố, nhưng cũng khiến đội ngũ lao động, công việc có thay đổi, xáo trộn. Việc thì cấp bách, trong khi xây dựng lại đội ngũ, đào tạo lại nhân lực mất nhiều thời gian. Một số người mong muốn nghỉ việc, làm nghề tự do.

Anh Phạm Văn Hạnh, công nhân đội Xếp dỡ Tổ 16, có gần 26 năm gắn bó với Cảng Hoàng Diệu tâm sự, với việc di dời cảng, anh và nhiều anh em có chút tâm tư, bùi ngùi vì địa điểm làm việc mới đi xa hơn; người lao động phải thay đổi để thích nghi với công việc mới, chưa rõ liệu thu nhập có bị ảnh hưởng. Nhưng được lãnh đạo công ty tuyên truyền, phổ biến chủ trương di dời cảng phục vụ sự phát triển thành phố, mọi người như “cởi được nút thắt” trong tư tưởng. Việc đi làm xa hơn một đoạn đường và thay đổi công việc ở tuổi “ngũ thập” không còn là áp lực.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu Trần Lưu Phương thông tin, cán bộ, công nhân, người lao động cơ bản đồng thuận với chủ trương di dời, tuy nhiên đơn vị vẫn đối diện không ít khó khăn khi bắt tay vào triển khai thực hiện. Trước hết, với 896 lao động đang làm việc ổn định, rất khó để sắp xếp toàn bộ đội ngũ sau khi sáp nhập vì hiện tại, bộ máy tổ chức, lao động tại các đơn vị thành viên của Cảng Hải Phòng cơ bản đầy đủ; đặc thù công việc mỗi đơn vị không giống nhau. Cùng với đó, các trang thiết bị, phương tiện sau khi tháo dỡ để di dời chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi hệ thống cơ sở vật chất, cầu cảng của các đơn vị mà Cảng Hoàng Diệu dự kiến di chuyển, sáp nhập cũng cần thay đổi, thích ứng, nâng cao để phù hợp, đáp ứng năng lực tiếp nhận tàu và mặt hàng truyền thống. Đây là yếu tố then chốt để việc di dời cảng được thuận lợi, không làm ảnh hưởng, phát sinh thêm chi phí khách hàng, giữ vững được vị thế cảng bách hóa hàng đầu miền Bắc của Cảng Hải Phòng.

Dù phải chia tay nơi làm việc nhiều năm gắn bó, hầu hết người lao động Cảng Hoàng Diệu đều đồng thuận với chủ trương di dời cảng, đáp ứng sự phát triển của thành phố

Bảo đảm hoạt động, gìn giữ giá trị lịch sử, thương hiệu Cảng

Trước những tâm tư, vướng mắc trong thực hiện công tác di dời Cảng Hoàng Diệu, tại cuộc kiểm tra, làm việc với Công ty CP Cảng Hải Phòng và Cảng Hoàng Diệu vào tháng 5 vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố thống nhất đồng ý việc lùi thời điểm phê duyệt phương án hỗ trợ người lao động mất việc để Cảng Hoàng Diệu hoàn thành thủ tục sắp xếp. Tuy nhiên, trong tháng 9-2024, Cảng Hoàng Diệu sẽ bàn giao diện tích mặt bằng khu vực thi công cầu Nguyễn Trãi; có lộ trình cụ thể trong việc di chuyển máy móc, thiết bị tại các khu vực khác theo tiến độ thi công cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị của thành phố để bảo đảm sự ổn định, phát triển của cảng và việc làm, đời sống của người lao động. Đồng thời, tạo điều kiện giúp các cảng khác của Công ty CP Cảng Hải Phòng có thêm thời gian thích nghi, nâng cao khả năng tiếp nhận tàu, hàng hóa trước đây là thế mạnh của Cảng Hoàng Diệu khi di dời. Quan trọng hơn, sẽ không gây nhiều xáo trộn đến chuỗi dịch vụ logistics, sản lượng hàng hóa qua cảng, thu ngân sách của thành phố cũng như vị thế của cảng biển Hải Phòng.

Lắng nghe ý kiến từ dư luận về việc bảo tồn những giá trị lịch sử, kiến trúc 150 tuổi của Cảng Hoàng Diệu, mới nhất, trong Thông báo số 304/TB-VP thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố lưu ý: Giữ lại nguyên trạng một số công trình trong Cảng Hoàng Diệu làm công trình bảo tồn khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, gồm khu nhà điều độ cảng; khu tượng đài công nhân cảng, bức phù điêu sau tượng đài; hầm trú ẩn tập thể thời chiến tranh chống đế quốc Mỹ, cứu nước; khu miếu thờ và cây sanh cổ thụ. Cảng Hải Phòng đề nghị thành phố cho phép giữ lại hệ thống đường ray xe lửa, một đoạn cầu tàu và 3 chiếc cần cẩu do Liên Xô tặng trước đây để phục vụ hoạt động tham quan, du lịch. Việc làm này rất cần thiết, góp phần lưu giữ các giá trị lịch sử tiêu biểu của cảng Hải Phòng xưa, Cảng Hoàng Diệu nay đến thế hệ mai sau.

Căn cứ quyết định, thông báo thu hồi đất tại khu vực Cảng Hoàng Diệu của UBND thành phố để triển khai dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng lân cận, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Hải Phòng Nguyễn Tường Anh cho biết: Cảng Hải Phòng xây dựng lộ trình sắp xếp, di chuyển thiết bị, tài sản, sắp xếp lại phương án sản xuất kinh doanh. Về lộ trình trong quý 3-2024, sẽ bàn giao diện tích các cầu cảng 1, 2 và 3 phục vụ thi công cầu Nguyễn Trãi. Đối với diện tích còn lại, Cảng Hoàng Diệu tiếp tục được sử dụng cho đến khi thành phố triển khai các hoạt động đầu tư tại đây. Cùng với đó, để ổn định tâm lý, tư tưởng, việc làm người lao động trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại lao động, Cảng Hải Phòng chủ động xây dựng phương án và đề nghị thành phố có thêm hỗ trợ về kinh phí đào tạo nghề đối với công nhân bị ngừng việc và trợ cấp người lao động với mức đề xuất là 6 tháng lương liền kề trước khi mất việc. Về lâu dài, để bảo đảm thương hiệu của Cảng Hải Phòng, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, việc làm của người lao động, Cảng Hải Phòng kiến nghị UBND thành phố đề xuất các bộ, ngành Trung ương đồng ý chủ trương để đơn vị đầu tư các bến tiếp theo sau bến số 8 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và các bến tại cảng Nam Đồ Sơn đang được thành phố nghiên cứu phát triển.

Phục vụ nhiệm vụ di dời, sắp xếp, Cảng Hoàng Diệu triển khai các lớp đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; từng bước điều động, bố trí lao động đến các chi nhánh trong nội bộ Cảng Hải Phòng; quy hoạch lại kho bãi phù hợp thực tế sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy chế hỗ trợ của Cảng Hải Phòng, cũng như bám sát các chủ trương, chỉ đạo của thành phố về lộ trình thời gian di dời Cảng Hoàng Diệu; chủ động làm việc với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND quận Ngô Quyền giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người lao động ngừng việc; các khoản hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động. “Khi Cảng Hoàng Diệu di dời, để bảo đảm việc tiếp nhận hàng hóa dịch chuyển theo, chúng tôi mong UBND thành phố sớm có ý kiến đề nghị Cục Hàng hải, Bộ Giao thông- Vận tải cho phép Cảng Hải Phòng được kiểm định cầu cảng tại cảng Chùa Vẽ để đón tàu trọng tải đến 4 vạn tấn; các cầu cảng 3, 4, 5 Tân Vũ đón tàu trọng tải đến 5,5 vạn tấn để tiếp nhận lượng hàng trước đây là khách hàng truyền thống của Cảng Hoàng Diệu. Đồng thời, mở rộng và dịch chuyển vũng quay tàu phía hạ lưu cầu Máy Chai. Phục vụ nhiệm vụ di dời, sắp xếp, Cảng Hoàng Diệu triển khai các lớp đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; từng bước điều động, bố trí lao động đến các chi nhánh trong nội bộ Cảng Hải Phòng; quy hoạch lại kho bãi phù hợp thực tế sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy chế hỗ trợ của Cảng Hải Phòng, cũng như bám sát các chủ trương, chỉ đạo của thành phố về lộ trình thời gian di dời Cảng Hoàng Diệu; chủ động làm việc với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND quận Ngô Quyền giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người lao động ngừng việc; các khoản hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động. “Khi Cảng Hoàng Diệu di dời, để bảo đảm việc tiếp nhận hàng hóa dịch chuyển theo, chúng tôi mong UBND thành phố sớm có ý kiến đề nghị Cục Hàng hải, Bộ Giao thông- Vận tải cho phép Cảng Hải Phòng được kiểm định cầu cảng tại cảng Chùa Vẽ để đón tàu trọng tải đến 4 vạn tấn; các cầu cảng 3, 4, 5 Tân Vũ đón tàu trọng tải đến 5,5 vạn tấn để tiếp nhận lượng hàng trước đây là khách hàng truyền thống của Cảng Hoàng Diệu. Đồng thời, mở rộng và dịch chuyển vũng quay tàu phía hạ lưu cầu Máy Chai. Giải pháp này không gây ảnh hưởng, phát sinh chi phí logistics, mà sẽ giúp “giữ chân” khách hàng truyền thống của đơn vị, cũng như giúp Cảng Hoàng Diệu, Cảng Hải Phòng chủ động phương án sản xuấtkinh doanh, tận dụng hiệu quả hạ tầng sẵn có, khẳng định vai trò là cảng biển lớn nhất trong khu vực và bảo đảm đời sống của cán bộ, công nhân, người lao động”, ông Trần Lưu Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu đề nghị.


Nguồn: Báo Hải Phòng

NHÀ ĐẤT AN PHÚ
  • Địa chỉ : Lô 02 - LK22, đường Máng Nước, khu Cửa Trại, xã Thuỷ Đường, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
  • Email : nhadatanphuhp@gmail.com
  • Điện thoại : 0936 77 39 68
  • Hotline : 0358 445 445
  • website : www.nhadatanphu.com.vn
Ngày đăng : 06/08/2024 | 129 lượt xem
Bài viết liên quan