Ngày 21/09/2018 Nhà Đất An Phú đã có chuyến tham quan đầy trải nghiệm cùng các đồng nghiệp tại đảo Hoàng Tân, Quảng Yên, Quảng Ninh
Giới thiệu chung
Xã đảo Hoàng Tân giờ được nối với đất liền bở hai con đập to lớn chắn sông Bến Giang. Xã cách trung tâm thị xã 9km. Phía bắc đảo là dãy núi Trán Rồng nhấp nhô chở những rừng thông xanh ngắt, đuôi rồng từ núi Bình Hương, trán rồng vươn tới vịnh Hạ long. Trên núi có chùa Hoàng Lỗ. Phía nam dãy Trán Rồng là làng mạc, đồng ruộng xen lẫn các núi đá vôi với nhiều hang động đẹp như hang Hàm Rồng, hang Bà Vắt, hang …, có di chỉ khảo cổ Đầu Rằm, nơi người Việt cổ sinh sống cách đây 2.500 3.000 năm. Hoàng Tân đang được Tập Đoàn Hạnh Phúc Đài Loan triển khai xây dựng khách sạn 6 sao, sân gôn 36 lỗ và các khu nghỉ dưỡng, thương mại, vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ hội nghị quốc tế và du khách.
Hoàng Tân là một xã đảo thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Xã Hoàng Tân có diện tích 67,5 km², dân số năm 1999 là 3109 người, mật độ dân số đạt 46 người/km²; Thống kê gần đây xã có dân số 4.027 người thuộc 5 thôn
Điều kiện tự nhiên
Đảo Hoàng Tân nằm chắn cửa vụng Yên Lập, phía Nam và Đông Nam giáp Vịnh Hạ Long; ngăn cách với thị xã Quảng Yên qua lạch biển Bến Giang ở phía Tây, ngăn cách với huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long qua lạch biển Bình Hương về phía Đông Bắc. Tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long đang xây dựng chạy qua Tây Bắc đảo.
Về địa chất, đá trầm tích lục nguyên tuổi Trias thuộc hệ tầng Hòn Gai (T3hg) phân bố ở dải đồi phía Đông Bắc đảo, cao nhất 81m; Đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) phân bố thành các mỏm núi phía Tây Và phía Đông Nam đảo, cao trên dưới một trăm mét[6]. Phần lớn diện tích đảo là các trầm tích Đệ tứ và các khu dân cư tập trung trên các thềm cát biển tuổi Holocen giữa cao 4-6m. Viền quanh đảo là các bãi triều trầm tích bùn bột sét tuổi Holocen muộn bị chia cắt bởi hệ thống lạch triều chằng chịt.
Hoàng Tân cảnh đẹp và giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhất là hải sản và khoáng sản, có các hệ sinh thái biển và rừng tiêu biểu. Trên đồi có rừng thông thơ mộng rộng khoảng 300 ha. Trước kia, bao quanh đảo là vùng rừng ngập mặn rậm rạp, mênh mông, nay hầu hết đã bị chặt phá do khai hoang và nuôi trồng thủy sản. Trên đảo có khoáng sản barit trữ lượng vài chục ngàn tấn,dạng mạch xuyên cắt các lớp đá cát kết và bột kết thuộc tệ tầng Hòn Gai (T3 hg)[7]
Kinh tế
Trước kia kinh tế mang tính tự cấp, từ đầu năm 1994 con đập ngăn sông Bến Giang đã mở đường ra đảo tạo nên bước ngoặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội cho xã đảo. Nông nghiệp, thủy sản, khai thác đá và vận tải là những nghề chính của cư dân. Nuôi trồng hải sản các loại tôm, cua, cá v.v. và đặc biệt là nuôi hầu hà gần đây mang lại nguồn lợi cho dân xã đảo. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 61 tỉ đồng, tăng 11,9% so với năm 2013. Trong đó, giá trị tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản 23,8%; nông lâm ngư 56,5%; kinh tế khác 19,7%. Thu nhập bình quân đạt trên 26 triệu đồng/người[3].
Hoàng Tân có nhiều đặc sản nổi tiếng như ngán, cua và bạch tuộc (ruốc), mật ong v.v. Bánh gio Hoàng Tân ngon nhất vùng Quảng Yên nhờ hương vị hỗn hợp của tro cây Giá ven biển và cây Gai sồng trên núi, được gói bằng lá Ỏng (một loại lau rừng).
Dự án khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí đảo Hoàng Tân có quy mô 516 ha được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng kế hoạch và đang chào đón đầu tư[
Đến một nơi tuyệt vời như vậy Nhà Đất An Phú đã kịp thời lưu lại những hình ảnh đáng nhớ cho chuyến tham quan của mình:
Sau chuyến tham quan đảo Hoàng Tân cho chúng tôi rất nhiều trải nghiệm đây là nơi có rất nhiều tiềm năng về bất động sản trong tương lai , giao thương thuận lợi, không khí trong lành, dân cư thân thiện văn minh.