NHÀ ĐẤT AN PHÚ - Hotline : 0358 445 445

Đất thổ cư là gì và điều kiện lên đất thổ cư

1. Đất thổ cư là gì?

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 đất tùy vào mục đích sử dụng được chia làm các loại như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác.

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Như vậy, theo quy định hiện hành, không quy định về đất thổ cư. Đây là cách gọi của người dân đối với một loại đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất ở.

2. Các loại đất thổ cư

Hiện hành, đất thổ cư hay còn gọi là đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại thành thị.

2.1. Đất ở tại nông thôn

- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn;

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

(Điều 143 Luật Đất đai 2013)

2.2. Đất ở tại đô thị

- Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

- UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

- Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

(Điều 144 Luật Đất đai 2013)

3. Điều kiện chuyển sang đất thổ cư

- Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 như sau:

+ Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

+ Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

+ Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Đáp ứng căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 52 Luật Đất đai 2013:

+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

Như vậy, để chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Đáp ứng được nguyên tắc và quy hoạch của địa phương;

- Đảm bảo được mục đích sử dụng đất của UBND huyện.

Tùy vào từng địa phương mà kế hoạch quy hoạch khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ được đăng công khai và người dân có thể tham khảo văn phòng quản lý đất đai cấp xã.

4. Thời hạn sử dụng đất thổ cư

Đối với đất, nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng 02 hình thức sau đây:

- Sử dụng đất ổn định lâu dài;

- Sử dụng đất có thời hạn.

(Điều 15 Luật Đất đai 2013)

5. Thời hạn chuyển mục đích sử dụng đất

Thời hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

- Giao đất, cho thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.


Nguồn Thư viện pháp luật

NHÀ ĐẤT AN PHÚ
  • Địa chỉ : Lô 02 - LK22, đường Máng Nước, khu Cửa Trại, xã Thuỷ Đường, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
  • Email : nhadatanphuhp@gmail.com
  • Điện thoại : 0936 77 39 68
  • Hotline : 0358 445 445
  • website : www.nhadatanphu.com.vn
Ngày đăng : 06/09/2022 | 178 lượt xem
Bài viết liên quan