NHÀ ĐẤT AN PHÚ - Hotline : 0358 445 445

Di tích lịch sử cấp thành phố Đền Tá Lan

Đền Tá Lan xưa có tên gọi là miếu Bến Đò vì miếu nằm ở gần bến đò qua sông Cấm sang khu vực Máy Chai, nội thành Hải Phòng. Đến năm 1955, quân đội và nhân dân huyện Thủy Nguyên đã tiến hành đắp đê sông Cấm nên bến đò ở đây không sử dụng nữa. Năm 2010, miếu Bến Đò được tôn tạo lại và đổi tên thành Đền Tá Lan theo tên địa danh khởi thủy của vùng đất này.

Làng Tả Quan xưa là xã Tá Lan thuộc tổng Thủy Đường, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đến tháng 11/1861 dưới triều vua Tự Đức ban bố tên húy trong đó có chữ Lan nên đến năm 1862 phải đổi tên từ Tá Lan thành Tả Quan. Trước năm 1945, xã Tả Quan thuộc tổng Hoàng Pha, phủ Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An. Sau năm 1945, xã Dương Quan được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xã Tả Quan, Hữu Quan, Tân Dương, Lỗi Dương. Đến tháng 10/1956, Tân Dương, Lỗi Dương tách ra thành lập xã Tân Dương. Xã Tả Quan trở thành một làng của xã Dương Quan.

Theo truyền ngôn, miếu Bến Đò xưa được xây dựng vào khoảng  Thế kỷ XVII ngay sau khi đức thánh Phạm Tử Nghi mất. Xưa kia chỉ là ngôi miếu nhỏ tranh tre, nứa lá được dựng ngay trên khu đồn binh xưa (hiện vẫn còn lưu giữ cặp súng thần công - 01 khẩu lưu giữ tại di tích, 01 khẩu trưng bày tại Bảo Tàng Hải Phòng). Năm 1943, miếu được làm to đẹp bằng gỗ theo bình đồ chữ Đinh, đầu hồi bít đốc. Trong trận lụt lịch sử năm 1955, miếu bị nước lũ phát hủy, quấn trôi nhiều đồ thờ tự, chỉ còn lưu giữ được mũ thờ và sắc phong thời Khải Định 9 (1924) và được nhân dân chuyển về thờ tạm tại Đình Tả Quan. Đến năm 1986, nhân dân sửa lại Miếu theo bình đồ chữ Đinh gồm 3 gian đại bái, 2 gian hậu cung và chuyển đồ thờ tự về miếu. Từ ngày 04/9/2009 đến ngày 17/2/2010, Miếu được xây dựng lại với quy mô đồ sộ gồm nhiều hạng mục kiến trúc như Đền thờ, nhà Tả Vu, Hữu Vu, cổng, nhà khách, nhà bếp, sân vườn, sân khấu, hồ bán nguyệt, cầu đá, khu vực để xe. Đặc biệt khu vực đền chính được xây dựng theo lối kiến trúc cổ bằng kết cấu gỗ theo bình đồ chữ Đinh. Phía trước là nhà Đại Bái làm theo kiểu thuận trồng đấu sen, giá chiêng gồm 3 gian, 2 dĩ, phía sau là 3 gian hậu cung. Hệ thống cửa nhà Đại Bái gian giữa làm theo kiểu thượng song hạ bản, hai gian bên làm theo kiểu cửa Bức Bàn. Phía sau đền làm giả Sơn theo thế tựa sơn, di tích quay hướng Nam (hướng Thánh Nhân) về phía sông Cấm làm thế tụ thủy.

Đền Tá Lan là nơi thờ Nam Hải Sơn Đông Nguyên Soái Tổng Kiêm Lưỡng Quốc Tiết Chế Các Sứ Thủy Bộ Chư Dinh Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần tức là Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi. Phạm Tử Nghi là một võ tướng tài ba, đảm lược, sức địch muôn người của vương triều nhà Mạc (1527 – 1592), từng làm quan tới chức Phò mã Đô úy, tước Tứ dương hầu Thành Quốc Công. Ông là người làng Nghĩa Xá, xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng).

Đền Tá Lan có những lễ hội chính gồm:

- Lễ thánh đản vào ngày 02/02 âm lịch nhằm tưởng nhớ ngày sinh của Đức thánh Phạm Tử Nghi được diễn ra trong 2 ngày. Ngày 01/02 âm lịch tổ chức tế mời (đội tế nam và tế nữ), tổ chức liên hoan văn nghệ, nhân dân thập phương dâng hương, lễ vật. Đến ngày 02/02 tổ chức tế dã kết thúc lễ hội.

- Lễ thánh hóa vào ngày 14/9 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ ngày mất của Đức Thánh. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày từ ngày 13/9 - 14/9 (hình thức như lễ thánh đản).

Trong quá trình tổ chức lễ hội, di tích có sự giao hiếu với đình Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa (thuộc phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) là nơi thờ và đặt lăng mộ Đức Thánh Phạm Tử Nghi.

Đền Tá lan hiện có lưu giữ nhiều hiện vật quý như: khẩu súng thần công, mũ thờ, ngai thờ, đặc biệt di tích còn lưu giữ được Sắc phong niên hiệu vua Khải Định thứ 9 (ngày 25/7/1924) sắc phong cho Nam Hải Sơn Đông Nguyên Soái Tổng Kiêm Lưỡng Quốc Tiết Chế Các Sứ Thủy Bộ Chư Dinh (doanh) Phò Mã Đô Nguyên Soái Thành Quốc Công Phu Ứng Đại Vương Tôn Thần từ Hạ đẳng thần thành Thượng đẳng thần và ban thêm mỹ tự là Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng nhân dịp vua Khải Định tổ chức lễ Đại Khánh 40 tuổi./.

Đền Tá Lan, Xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên gần khu công nghiệp Vsip Thủy Nguyên, gần dự án khu dân cư Gò Gai, khu đô thị Quang Minh GreenCity, gần dự án Cầu Hoàng Văn Thụ, dự án Bắc Sông Cấm, dự án Sakura Garden, gần nhà đất thủy Nguyên(nhà đất An Phú).

NHÀ ĐẤT AN PHÚ
  • Địa chỉ : Lô 02 - LK22, đường Máng Nước, khu Cửa Trại, xã Thuỷ Đường, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
  • Email : nhadatanphuhp@gmail.com
  • Điện thoại : 0936 77 39 68
  • Hotline : 0358 445 445
  • website : www.nhadatanphu.com.vn
Ngày đăng : 29/07/2020 | 3,184 lượt xem
Bài viết liên quan