Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, qua đó vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ. Đặc biệt là trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Mừng xuân Giáp Thìn 2024, Ngày 01/03/2024 Ban lãnh đạo Nhà Đất An Phú đã tổ chức cho CBNV một chuyến đi du xuân đầy ý nghĩa. Đây là dịp để các CBNV trong Công ty tăng thêm tình đoàn kết. Sự gắn bó tạo động lực làm việc và cống hiến hết mình cho Công ty trong năm 2024. Chuyến đi này có lẽ là một trong những chuyến đi đầu năm được mong đợi nhất của công ty. Vì những chuyến du xuân thường được cho là bước khởi đầu cho một năm mới may mắn, thuận lợi.
1. Hành trình đầu tiên : chùa Địa Tạng Phi Lai - Xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam
Trong chuyến du xuân đầu năm mới, hành trình đầu tiên, tập thể CBNV đã đến thăm và làm lễ tại Chùa Đại Tạng Phi Lai. Đúng 5h30 sáng xe đón đoàn CBNV Nhà Đất An Phú xuất phát.
CBNV Nhà Đất An Phú chụp ảnh kỷ niệm tại chùa Địa Tạng Phi Lai
Chùa Địa Tạng Phi Lai được biết đến là một ngôi chùa nổi tiếng đẹp và thanh tịnh. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.
Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng...
Quần thể ngôi chùa nằm ẩn dật giữa rừng thông xanh mướt, khoáng đạt.
2. Hành trình tiếp theo, Chùa Cây Thị tại Thanh Liêm, Hà Nam
Chùa nằm trên lưng chừng núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ.
Theo sườn núi hướng lên đỉnh về phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa.
Chùa nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ xa xưa nơi đây đã từng có vua đi qua và dừng nghỉ tại chùa nên được gọi là “chùa Khoa núi Ngụ”.
Tháng 12/2019, chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng.
Theo lời kể của Đại Đức Thích Huệ Hạnh - Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung Ương, đang trụ trì chùa, chùa tên là Cây Thị vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm, theo các cụ cao niên thì từ nhỏ đã thấy gốc thị to như hiện nay.
Cảnh quan thanh tịnh nơi chùa Cây Thị
Chị em chụp hình kỷ niệm tại chùa Cây Thị
3. Hành trình tiếp theo của Ace Nhà Đất An Phú là Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình.
Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam.
Ace Nhà Đất An Phú chụp hình kỷ niệm tại chùa Tam Chúc
4. Một số hình ảnh chuyến du xuân đầu năm
Chuyến đi không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân bạn bè, mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh tại chốn linh thiêng trong tiết xuân và là dịp để hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử của bản thân. Chúc cho gia đình An Phú gặt hái nhiều thành công trong năm 2024.