Hải Phòng - thành phố cảng biển năng động bên bờ vịnh, đã từ lâu gắn liền với hình ảnh của một trung tâm kinh tế - văn hóa quan trọng của Việt Nam. Với sứ mệnh địa lý đặc định và tầm quan trọng chiến lược, Hải Phòng không chỉ là điểm nối giao thương quốc tế mà còn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư và du khách.
Trải qua hàng thế kỷ phát triển và biến đổi, vùng đất cảng này không ngừng khẳng định vị thế hàng đầu trong bức tranh phát triển kinh tế của đất nước. Hải Phòng đang sở hữu những tiêu chí kinh tế - xã hội nào nằm trong TOP 10 cả nước, cùng An Phú Land khám phá trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng Bằng sông Hồng. Sở hữu vị trí địa lý ấn tượng khi cách Thủ Đô Hà Nội 102 km về phía Đông Nam, tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Biển Đông (đường bờ biển dài 125 km)
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế – khoa học – kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Các tiêu chí Hải Phòng đang xếp trong top 10 cả nước
- Tỷ lệ đô thị hóa (2022)
Hải Phòng có tỷ lệ đô thị hóa cao bởi vì nhiều yếu tố, bao gồm:
Vị trí địa lý:
- Vị trí chiến lược: Hải Phòng nằm ở vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển của khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc.
- Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông phát triển, với nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt và cảng biển quốc tế.
Kinh tế:
Công nghiệp: Hải Phòng là trung tâm công nghiệp nặng của cả nước, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: đóng tàu, luyện kim, hóa chất,...
Khu công nghiệp Deep C - Hải Phòng
Dịch vụ: Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ chuỗi cung ứng
Theo báo cáo tổng kết mới nhất của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng, đến hết năm 2023 sản lượng hợp nhất toàn Công ty đạt 37,58 triệu tấn. Tổng doanh thu hợp nhất 2.503 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 898,13 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị trí là cảng biển đứng đầu khu vực miền Bắc.
Hải Phòng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật của khu vực Duyên hải Bắc Bộ.
- Chất lượng cơ sở hạ tầng (2022)
Hải Phòng được đánh giá là một trong các tỉnh, thành phố đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bài bản và quy mô hàng đầu của Việt Nam. Thành phố định hướng tiếp tục đầu tư mạnh vào mảng hạ tầng, tập trung phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng như Hệ thống cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, xây dựng một số cầu lớn để kết nối với Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình…
Là một trong những cảng biển lớn nhất cả nước, Hải Phòng đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và cảng biển để tăng cường năng lực vận chuyển. Việt Nam có tổng số 320 cảng, bao gồm cảng biển và cảng sông, trong đó có 163 cảng quốc tế. Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM là ba cảng lớn của Việt Nam, lần lượt nằm ở miền Bắc, Trung và Nam
Năm 2022, Hải Phòng đứng thứ 3 Vùng ĐBSH, đứng thứ 7 cả nước về chỉ số cơ sở hạ tầng.
Việc Hải Phòng lọt top 10 tỉnh thành có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam là minh chứng cho những nỗ lực của chính quyền thành phố trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một lợi thế quan trọng để Hải Phòng tiếp tục phát triển trong tương lai, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, chủ đầu tư và doanh nghiệp đến và phát triển kinh doanh.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (2022)
Hải Phòng nằm trong Top 4 cả nước về Tỷ lệ lao động qua đào tạo (2022).
Hải Phòng giữ vị trí thứ 4 cả nước về tỷ lệ lao động qua đào tạo. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gồm: 17 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp, 13 trung tâm GDNN và 25 cơ sở hoạt động GDNN. Danh mục khoảng hơn 100 ngành, nghề đào tạo; trong đó có 69 lượt nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế ở 16 trường cao đẳng, trung cấp.
Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nghiệp có bước chuyển biến tích cực. 80-85% số lao động qua đào tạo nghề trình độ cao đẳng được sử dụng đúng nghề; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lê.
Theo kế hoạch 233 đưa ra mục tiêu đến năm 2025, mục tiêu của Hải Phòng là Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố được nâng cao, trong đó chất lượng đào tạo của một số trường cao đẳng tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 03 tháng trở lên đạt 40%
- GRDP
2022
Hải Phòng đứng thứ 3 trong 5 Thành phố trực thuộc TW về tăng trưởng GRDP 2022
Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2022 đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 366 nghìn tỷ đồng , tăng 12,32% so với cùng kỳ.
2023
Ngày 28/12, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng đã công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2023 ước tăng 10,34% so với cùng kỳ, đứng trong nhóm 5 địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, cao nhất trong nhóm thành phố trực thuộc Trung ương và duy trì 9 năm liên tục ở mức hai con số.
- GRDP Bình quân đầu người (2022)
Hải Phòng nằm trong Top 3 Tỉnh, thành sở hữu GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước (2022)
GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2022 tại Hải Phòng đạt 7.292 USD/người, bằng 61,8% chỉ tiêu Nghị quyết (đến năm 2025 đạt 11.800 USD/người). Với tốc độ tăng 12,41%/năm và dự báo tình hình trong những năm tới, khả năng đạt được chỉ tiêu Nghị quyết là khó khăn; để đạt chỉ tiêu Nghị quyết cần tăng 16,71%/năm trong giai đoạn 2023 - 2025. Dự kiến đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 9.972 USD/người.
- Thu nhập lao động bình quân (2022)
Theo số liệu gần nhất, Thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng quý 4/2023 là 8,7 triệu đồng, tăng 3,5% (tương ứng tăng 297.000 đồng) so với quý trước. Trong đó, tại Hải Phòng là 8,8 triệu đồng, tăng 7,4% (tương ứng tăng 610.000 đồng).
Bên cạnh đó, Thu nhập bình quân của đoàn viên, người lao động (NLĐ) Cảng Hải Phòng 9 tháng đầu năm 2023 là 17,1 triệu đồng/người/tháng.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu( 2022)
Ở cả xuất khẩu và nhập khẩu, Hải Phòng luôn nằm trong Top 5 cả nước. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, ba Cục hải quan địa phương là Bắc Ninh, TP.HCM và Hải Phòng ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu có quy mô lớn nhất với mức trên 100 tỷ USD.. Cục Hải quan Hải Phòng đạt 101,37 tỷ USD (tăng 11,7%).
Tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Hải quan Hải Phòng đạt hơn 1,88 tỷ USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, xuất khẩu đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 52,5%, trong đó kim ngạch có thuế đạt 52,23 triệu USD, tăng 82,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 5,4 tỷ USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch có thuế đạt gần 2 tỷ USD, tăng 40,7%.
- PCI (2022)
Chỉ số PCI là để tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành phố lại có thể vượt lên các tỉnh, thành phố khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, PCI của Hải Phòng xếp thứ 3 có thể cho thấy Tỉnh đang sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đang là điểm đến cơ hội cho nhiều nhà đầu tư
Đặc biệt, trong 3 năm thực hiện đánh giá DDCI, kết quả PCI của thành phố đều tăng điểm, luôn nằm trong top 3 các địa phương dẫn đầu cả nước. Hải Phòng nằm trong số ít thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đánh giá DDCI. Đây cũng được xem là yếu tố giúp thứ hạng PCI của thành phố có biên độ giảm thấp nhất, tiếp tục dẫn đầu về điểm số và vị trí xếp hạng trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Hải Phòng dẫn đầu về chỉ số PCI trong 5 Thành phố trực thuộc TW
Hải Phòng xếp thứ 2 về chỉ số PCI trong Vùng ĐBSH (2022)
- Đầu tư công 2021-2025
Năm 2023, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng ước đạt 190.641,7 tỷ đồng, tăng 11,24% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất là 31,36%; khu vực ngoài nhà nước - khu vực có đóng góp nhiều nhất trong mức tăng trưởng chung - tăng 8,46%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,15% so với cùng kỳ.
Giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng lọt top 3 với kế hoạch khoảng hơn 95.000 tỷ đồng
- FDI (2023)
Hải Phòng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ước đạt 3,4 tỷ USD trong năm 2023, theo Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
- Thu NSNN (2023)
Hải Phòng xếp thứ 3 về thu NSNN 2023
Tổng thu ngân sách Nhà nước của Hải Phòng năm 2023 ước đạt 102.614,5 tỷ đồng, bằng 98,02% so với dự toán Trung ương giao và bằng 88,12% so với dự toán HĐND. Đây cũng là năm thứ 2 thành phố thu ngân sách đạt trên 100.000 tỷ đồng…
Năm 2024, Hải Phòng mục tiêu thu NSNN trên 100.000 tỷ năm thứ ba liên tiếp. Đáng chú ý phải kể đến Hải Phòng. Thành phố đặt mục tiêu hơn 106.700 tỷ đồng, cao hơn thực hiện năm 2023.
Hải Phòng chỉ xếp sau TP.HCM và Hà Nội về kế hoạch thu NSNN năm 2024
- Doanh thu du lịch lữ hành (2022)
Hải Phòng xếp thứ 8 trong Top 10 Tỉnh, thành có Doanh thu du lịch dữ hành cao nhất (2022)
Theo đại diện Sở Du lịch Hải Phòng, năm 2023, du lịch Hải Phòng ước đón gần 8 triệu lượt du khách, chỉ còn kém giai đoạn “đỉnh điểm” của năm 2019 hơn 1 triệu lượt. Doanh thu lưu trú đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt hơn 19.300 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt hơn 240 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ.
Năm 2024, TP Hải Phòng đặt mục tiêu đón đón hơn 9 triệu lượt khách du lịch, tăng gần 2 triệu lượt so với mục tiêu của năm 2023. Trong đó, tăng tỉ lệ du khách quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng mức chi tiêu trung bình của mỗi du khách.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (2022)
Hải Phòng nằm trong top 5 Tỉnh, thành có Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất 2022
- Tốc độ tăng IIP (2023)
Hải Phòng trong TOP 10 địa phương có tốc độ tăng IIP - chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất năm 2023.
Tiềm năng cơ hội đầu tư mạnh mẽ tại Hải Phòng
Ông Trần Huy Biên - Founder của Nhà đất An Phú cũng chia sẻ về tiềm năng phát triển tại Hải Phòng như sau:
Hải Phòng là 1 trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Mặt khác, đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục lớn tại khu vực phía Bắc và Duyên hải Bắc Bộ. Vì vậy cùng với những chính sách thu hút đầu tư, Hải Phòng được đánh giá nắm giữ không ít tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thị trường bất động sản Hải Phòng đang có những dấu hiệu khởi sắc rõ rệt trong thời gian gần đây, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Theo TS. Nguyễn Minh Phong, 5 nhân tố nổi bật khiến thị trường bất động sản Hải Phòng phát triển mạnh nhiều phân khúc: thứ nhất, Hải Phòng có quỹ đất rộng, nguồn lao động nhập cư dồi dào tại các khu công nghiệp là điều kiện hàng đầu giúp phát triển nhà ở; thứ hai, mặt bằng giá bất động sản Hải Phòng hiện thấp và tăng chậm; thứ ba, những điều chỉnh quy hoạch Hải Phòng đang làm tăng tính hấp dẫn của thị trường bất động sản; thứ tư, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đầu tư công tác động rất tích cực đến thị trường bất động sản; thứ năm, bất động sản công nghiệp Hải Phòng đã lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư quốc tế, khiến thu hút FDI của địa phương luôn tăng cao.
Quy hoạch TP. Hải Phòng
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Hải Phòng - Vùng đất Cảng - 14 tiêu chí khẳng định vị thế Top đầu" do Nhà đất An Phú cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về Hải Phòng trước khi lựa chọn đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về dự án bất động sản tại Hải Phòng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://nhadatanphu.com.vn/
Xem thêm bài viết về:
1. Bài giới thiệu về An Phú
2. Nhà đất An Phú cần tìm đối tác đồng hành cùng phát triển
3. Tổng quan thị trường BĐS Hải Phòng năm 2023 :
4. Tổng quan BĐS Hải Phòng quý 1 năm 2024
5. Báo cáo thị trường BĐS Việt Nam năm 2022, dự báo thị trường năm 2023
6. Tổng quan thị trường BĐS Thuỷ Nguyên năm 2022
7. Hội thảo “ Đón đầu xu hướng, dẫn lối thành công" ngày 02/11/2023
8.Ra mắt ban lãnh đạo hội môi giới Hải Phòng khoá 2021-2026
Xem thêm video về Nhà đất An Phú tại:
1.Thị trường BĐS Hải Phòng quý 1/2024 :
2. Phát triển thành phố Hải Phòng – Xây dựng tuyến đường vành đai 2
3. Thị trường BĐS Hải Phòng quý 4 và cả năm 2023
4. Các tuyến đường siêu khủng, trị giá 4 tỷ USD ở Hải Phòng khiến nhiều thành phố lớn thèm muốn.
5. Thuỷ Nguyên ra sao trong “nút trầm” của toàn bộ thị trường BĐS
6. BĐS Hải Phòng: Tình hình thị trường các quận huyện
Nguồn tổng hợp: BTV Phạm Trang