Hải Phòng, một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc Việt Nam, đã đề ra quy hoạch giao thông nhằm nâng cao hiệu suất vận chuyển, giảm ùn tắc và cải thiện môi trường sống. Tầm nhìn đến năm 2030 và 2050 tập trung vào phát triển hệ thống đa phương tiện, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Phát triển giao thông công cộng cũng là ưu tiên, đảm bảo sự tiện ích và liên kết giữa các phương tiện và khu dân cư. Điều này hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đôi nét về cơ sở hạ tầng giao thông tại Thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng đã hình thành những hạ tầng vùng quan trọng như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, tuyến cao tốc Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh, cảng quốc tế Lạch Huyện, sân bay quốc tế Cát Bi.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Ông Trần Huy Biên - Founder của Nhà đất An Phú cũng chia sẻ về tiềm năng phát triển giao thông tại Hải Phòng như sau:

Là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp thành phố Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong khu vực.

Các con số biết nói về cơ sở hạ tầng giao thông tại Hải Phòng
Quy hoạch giao thông Hải Phòng thời kỳ 2021-20230, tầm nhìn đến 2050
Mục tiêu
Từng bước tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thống nhất, hiện
đại, đồng bộ và liên hoàn, đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp
ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng và đa dạng; phục vụ chiến lược phát triển
về kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố.
Phương án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang vùng, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ đi qua thành phố Hải Phòng phù hợp với Quyết định số 1454/ QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể
Cao tốc

Quốc lộ bao gồm: Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, Quốc lộ 17B, Quốc lộ 5C (đường Tân Vũ – Lạch Huyện)

Đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện
Đường bộ ven biển
Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021, tuyến đường bộ ven biển đi qua thành phố Hải Phòng dài khoảng 40km, có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng - Đình Vũ, điểm cuối tại ranh giới tỉnh thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình.
Đường tỉnh
Cải tạo, nâng cấp hệ thống tuyến đường tỉnh hiện có, xây dựng các tuyến đường tỉnh có tính chất với các tỉnh lân cận (Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình).
Hệ thống đường tỉnh đạt tối thiểu đường cấp III đồng bằng. Đối với các đoạn đi qua khu vực đô thị được xây dựng theo Quy hoạch đô thị được duyệt, đảm bảo quy mô
không nhỏ hơn quy hoạch này.
Đường vành đai
Phấn đấu sớm đưa vào sử dụng toàn tuyến vành đai 2 giúp kết nối bốn quận trung tâm của Hải Phòng là Hải An, Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng với bốn Quận + Huyện ven là Quận Kiến An+ Dương Kinh, Huyện Thuỷ Nguyên + An Dương. quy mô tuyến đường 4-6 làn xe

Dự án đường vành đai 2 tuyến Tân Vũ - Hưng Đạo - Bùi Viện sắp được Hải Phòng triển khai đầu tư xây dựng
Đến năm 2030 xây dựng đường vành đai 3 nối quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – đường tỉnh 359, quy mô 4-6 làn xe.
Phương án phát triển các tuyến giao thông với các đầu mối giao thông
Với cảng biển
- Các tuyến đường quốc gia: cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng; quốc lộ 5; quốc lộ 5C.
- Các tuyến đường địa phương: Đường Vành đai 3; đường ven biển, ĐT.353; đường nối đường Vành đai 3 với quốc lộ 5C.
Với cảng hàng không
- Các tuyến đường quốc gia: cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 5.
- Các tuyến đường địa phương: Đường Vành đai 2; đường Vành đai 3 đường Lê Hồng Phong.
Với đường sắt
Tuyến đường sắt hiện có Hà Nội – Hải Phòng: Ga Hải Phòng với đường đô thị Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngũ Lão.
Tuyến đường sắt mới Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng) với các ga tại khu bến cảng Nam Đồ Sơn – Văn Úc, Lạch Huyện được bởi các tuyến đường nội bộ từng khu cảng.
Phương án phát triển mạng lưới đường sắt
Phương án phát triển hệ thống cảng biển

Phương án phát triển cảng hàng không
Đến năm 2030: Cảng HKQT Cát Bi đạt cấp 4E, có tổng diện tích khoảng 490,61 ha. Hành khách đạt 13 triệu/năm. Hàng hóa đạt 51.381 tấn/năm.

Đến năm 2050: CHKQT Cát Bi thành cảng hàng không nội địa. Công suất: Hành khách đạt 18 triệu. Hàng hóa đạt 88.048 tấn/năm. Xây dựng CHKQT Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng công suất đạt 12 triệu HK/năm.
Xây dựng sân bay taxi dự kiến tại Đồ Sơn, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.
Phương án phát triển cảng cạn
Nâng cấp hệ thống cảng cạn hiện có trên địa bàn thành phố, bao gồm: Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng; cảng cạn Đình Vũ – Quảng Bình; cảng cạn Hoàng Thành.
Xây dựng mới cảng cạn Kiến Thụy và cảng cạn Nam Đình Vũ công suất mỗi cảng khoảng 50.000 TEU/năm.
Phương án phát triển giao thông công cộng


Phương án phát triển vận tải
Quy hoạch các hành lang vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố
Quy hoạch 03 hành lang chính vận tải hàng hóa đi/đến thành phố Hải Phòng gồm: (i) Tuyến trục Hải Phòng - Hà Nội với nhánh đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) và đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc); (ii) Tuyến trục Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; (iii) Tuyến trục Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.
Quy hoạch các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng không phù hợp với quy hoạch các tuyến bay quốc tế Sân bay Cát Bi tới các sân bay trong và ngoài nước.
Quy hoạch mạng lưới trung tâm logistics
Quy hoạch đến năm 2025
Quy hoạch 06 trung tâm logistics với tổng công suất thông qua của các trung tâm khoảng 90,65 triệu tấn/năm, trong đó hàng container khoảng 5,07 triệu TEUs/năm), đảm nhận 50% - 60% tổng lượng hàng có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng
