Tỉnh Hải Dương không chỉ là điểm giao thoa của các tuyến giao thông huyết mạch mà còn đang trở thành tâm điểm thu hút của làn sóng đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp, hứa hẹn mang lại những cơ hội vàng cho các nhà đầu tư thông thái. Vậy yếu tố nào đã là nên điểm sáng của bất động sản khu công nghiệp Hải Dương, bài viết này Nhà Đất An Phú sẽ làm rõ những tiềm năng mà bất động sản khu công nghiệp Hải Dương có thể đem lại trong tương lai.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
-
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại đã giúp tỉnh kết nối với những địa phương lân cận, tạo nền tảng để phát triển kinh tế vùng. Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh cũng liên tục tăng bậc, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và hỗ trợ cho doanh nghiệp.
-
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh song theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, 9 tháng đầu năm 2021 địa phương này vẫn ghi nhận tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Hải Dương có mức tăng trưởng khá, ước tổng giá trị sản xuất đạt 15.104 tỷ đồng, bằng 76,9% kế hoạch năm, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 68,7% kế hoạch năm, tăng 9,5%; tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bằng 66% kế hoạch năm, giảm 0,7%. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng trên địa bàn tỉnh ước đạt 13.396 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.


-
Theo thông tin từ tỉnh Hải Dương, nguồn vốn FDI rót vào tỉnh đạt hơn 9 tỷ USD vào năm 2021, với tổng số gần 500 dự án, xếp thứ 4 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 11 cả nước. Với cơ cấu công nghiệp chiếm gần 55% GDP, Hải Dương định hướng đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp sẽ chiếm 64%.
-
Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, trong 9 tỷ USD vốn FDI thu hút được, ngành điện - điện tử vẫn dẫn đầu tỉnh, chiếm 38% tổng lượng vốn. Cơ khí kỹ thuật và may mặc lần lượt chiếm 22% và 20% tỷ trọng tiếp theo trong khu vực. Với lợi thế vị trí trung tâm, nhu cầu công nghiệp hiện hữu tại Tỉnh Hải Dương hưởng lợi từ sự phát triển của các tỉnh công nghiệp bao quanh, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành một trong ba tỉnh thuộc tam giác kinh tế chiến lược tại miền Bắc.
-
Trong hơn 9 tỷ USD vốn FDI thu hút được, ngành điện - điện tử vẫn dẫn đầu tỉnh, chiếm 38% tổng lượng vốn. Cơ khí kỹ thuật và may mặc lần lượt chiếm 22% và 20% tỷ trọng tiếp theo trong khu vực.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BĐS KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG
.jpg)
-
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN gồm 24 KCN với tổng quy mô diện tích khoảng 4.508 ha. Hiện có 11 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng và đang vận hành, khai thác kinh doanh với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.470 ha. Trong đó, có 9 dự án do chủ đầu tư trong nước thực hiện, 1 dự án do kiều bào đầu tư và 1 dự án do chủ đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam. Tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN đang triển khai công tác GPMB khoảng 1.135 ha; trong đó diện tích đất công nghiệp, dịch vụ có thể cho thuê khoảng 780 ha.
-
Theo các chuyên gia nhận định, với các KCN đang hiện hữu, Hải Dương sở hữu nguồn cung lớn và sẵn sàng cho các dự án đầu tư với quy mô đa dạng.
-
Còn theo báo cáo năm 2022 của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN gồm 24 KCN với tổng quy mô diện tích khoảng 4.508 ha.
-
Hiện có 11 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng và đang vận hành, khai thác kinh doanh với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.470 ha; trong đó có 9 dự án do chủ đầu tư trong nước thực hiện, 1 dự án do kiều bào đầu tư và 1 dự án do chủ đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam.
-
Suất đầu tư bình quân hạ tầng KCN khoảng 6,5 tỷ đồng/ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình các KCN đạt khoảng 85% trên tỷ lệ đất công nghiệp đã được bàn giao, phần diện tích còn lại có thể cho thuê tại các KCN đang hoạt động là không nhiều.
-
Tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng khoảng 1.135 ha; trong đó diện tích đất công nghiệp, dịch vụ có thể cho thuê khoảng 780 ha, cụ thể như sau:


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BĐS KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG
1. Vị trí địa lý chiến lược về giao thương
-
Hải Dương được đánh giá có vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là "cầu nối" giữa Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng và thành phố du lịch Hạ Long. Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh cũng là vùng tam giác kinh tế trọng điểm khu vực phía đông của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thụ hưởng hệ thống giao thông liên vùng hoàn chỉnh gồm cả đường sắt, quốc lộ, cao tốc và gần các sân bay lớn là Nội Bài và Cát Bi. Nhiều tuyến giao thông quan trọng quốc gia đi qua địa bàn tỉnh như quốc lộ 5, 10, 18, 37, 38; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Hải Phòng…
-
Tỉnh cũng đang tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh như cầu Dinh, cầu Quang Thanh kết nối với Hải Phòng; cầu Triều, cầu Đông Mai với Quảng Ninh; cầu Đồng Việt với Bắc Giang; cầu Kênh Vàng với Bắc Ninh; tuyến cầu Hiệp mới với Thái Bình. Các tuyến giao thông nội tỉnh đã và đang được đầu tư là một điểm cộng nữa cho các KCN Hải Dương.

2. Nguồn nhân lực dồi dào
-
Nguồn nhân lực dồi dào là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế và bất động sản của tỉnh Hải Dương.
-
Quy mô dân số: Hải Dương có dân số khá đông, với hơn 1.8 triệu người (theo số liệu năm 2023). Số lượng dân cư đông đúc tạo ra nguồn lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp và các ngành dịch vụ, sản xuất. Cơ cấu dân số: Lực lượng lao động trẻ: Hải Dương có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đây là lợi thế lớn cho phát triển kinh tế. Lực lượng lao động trẻ không chỉ giúp duy trì năng suất lao động mà còn có khả năng tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

-
Đa dạng ngành nghề: Nguồn lao động tại Hải Dương đa dạng về ngành nghề, từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và các ngành dịch vụ.
-
Hệ thống giáo dục và đào tạo: Trường đại học và cao đẳng: Hải Dương có nhiều trường đại học và cao đẳng như Đại học Hải Dương, Cao đẳng Công nghiệp Hải Dương, Cao đẳng Y tế Hải Dương. Các trường này cung cấp nhiều chương trình đào tạo đa dạng, từ kỹ thuật, y tế đến kinh tế và quản lý. Trung tâm dạy nghề: Nhiều trung tâm dạy nghề và cơ sở đào tạo nghề đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Các trung tâm này đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ.
3. Phát triển công nghiệp và đô thị hóa
-
Hải Dương đã và đang phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp và đô thị, tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản:
-
Khu công nghiệp: VSIP Hải Dương: Khu công nghiệp này thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là từ Singapore, tạo ra nhiều việc làm và nhu cầu về nhà ở, dịch vụ cho người lao động. Khu công nghiệp Đại An, Tân Trường, Nam Sách: Các khu công nghiệp này cũng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh và tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản.

-
Đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với sự hình thành của các khu đô thị mới như Vinhomes Star City, Khu đô thị Đại An, Khu đô thị phía Tây Hải Dương. Các khu đô thị này cung cấp nhiều lựa chọn nhà ở hiện đại, tiện nghi, thu hút người dân từ các khu vực khác đến sinh sống và làm việc.
Sự phát triển của các khu đô thị cũng kéo theo nhu cầu về hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, tạo ra một môi trường sống hoàn thiện và thu hút.
4. Tiềm năng phát triển du lịch
-
Hải Dương có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tạo cơ hội phát triển bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng:
-
Danh lam thắng cảnh: Côn Sơn - Kiếp Bạc: Di tích lịch sử quan trọng, thu hút nhiều du khách mỗi năm. Khu vực này có thể phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng để phục vụ du khách. Đền Cao An Phụ, chùa Đông: Các điểm đến này không chỉ thu hút du khách mà còn tạo ra tiềm năng cho phát triển các dự án bất động sản du lịch.
-
Làng nghề truyền thống: Làng gốm Chu Đậu: Nổi tiếng với nghề gốm truyền thống, là điểm đến thu hút du khách và các nhà nghiên cứu văn hóa. Việc phát triển các dự án bất động sản như khu nghỉ dưỡng, khu trưng bày sản phẩm gốm có thể tạo ra giá trị kinh tế cao. Làng vải Thanh Hà: Nổi tiếng với nghề làm vải, có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, làng nghề, kết hợp với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.


5. Chính sách thu hút đầu tư
-
Làn sóng công nghiệp cũng góp phần "đẩy giá" thị trường BĐS. Toàn tỉnh ghi nhận có 481 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn thu hút cả cấp mới và tăng thêm 9,019 tỷ USD. Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đạt 6,085 tỷ USD.
-
Chính quyền tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi để thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bất động sản
-
Ưu đãi về thuế và đất đai: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho các dự án đầu tư mới. Hỗ trợ về giá thuê đất, tiền sử dụng đất cho các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp và khu đô thị mới.
-
Hỗ trợ thủ tục hành chính: Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc xin cấp phép, giấy tờ liên quan đến đầu tư và xây dựng. Cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
-
Quy hoạch và phát triển: Chính quyền tỉnh Hải Dương đã và đang thực hiện nhiều quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa các khu vực. Đầu tư vào hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hệ thống điện nước để đáp ứng nhu cầu của các khu đô thị và khu công nghiệp.
-
Theo Cushman & Wakefield, với tốc độ đô thị hóa nhanh của tỉnh, nhu cầu về nhà ở liền thổ và căn hộ tăng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, giá bán căn hộ và nhà liền thổ ở Tỉnh Hải Dương vẫn còn duy trì ở mức cạnh tranh trong khu vực, ở mức 20-25 triệu VND/ m2 cho Căn hộ, và 30 - 50 triệu VND/m2 cho nhà liền thổ.
-
Về tương lai, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ quy hoạch 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích đất trên 10,000 ha, trong đó gần 6,000 ha đất công nghiệp, 2,000 ha đất đô thị dịch vụ và logistics. Đáng chú ý, tỉnh đã quy hoạch 1 vùng công nghiệp động lực tại huyện Bình Giang, Thanh Miện, với diện tích 10,000 ha tại vị trí kết nối nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cách Hà Nội 25 phút đi xe.
Nguồn: Sen Vang Group