Thành phố Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với vai trò là một trong những cửa ngõ kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, mà còn là vùng đất phong phú về tiềm năng nông nghiệp. Trong bối cảnh phát triển đô thị nhanh chóng, đất nông nghiệp tại Hải Phòng đang dần trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư và chuyên gia. Sự ra đời của các luật đất đai mới mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản nông nghiệp, đòi hỏi những cái nhìn sâu sắc và chiến lược phát triển bền vững. Bài viết này sẽ khám phá những tiềm năng của bất động sản nông nghiệp tại Hải Phòng và những ứng dụng của các quy định pháp luật mới trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.
Thực trạng tình hình nông nghiệp tại TP Hải Phòng
(1). Trồng trọt
Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng tại Hải Phòng đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Diện tích trồng lúa giảm trung bình 1,08% mỗi năm, trong khi cây chất bột có củ tăng 0,27% và rau đậu tăng 1,65%. Các giống lúa cũ đã được thay thế bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao, với 72% diện tích gieo cấy bằng giống năng suất cao và 28% diện tích gieo cấy bằng giống chất lượng cao. Tương tự, 100% diện tích trồng khoai tây và ngô, 65% diện tích trồng cà chua, và 38% diện tích trồng hoa, rau màu cũng đã được cải tiến với giống mới.
Sản xuất trồng trọt tại thành phố đang phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, liên kết theo chuỗi giá trị và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP và công nghệ cao (UDCNC). Đã có 277 vùng trồng trọt tập trung được xây dựng, tổng diện tích 5.257,7 ha. Năm 2020, diện tích cây lương thực có hạt đạt 59,54 nghìn ha, trong đó lúa chiếm 58,57 nghìn ha. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm 22,3 nghìn ha so với năm 2011, nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng công nghệ cao đã giúp duy trì hiệu quả sản xuất
* Trồng trọt:
Sản xuất nông nghiệp năm 2023, phát triển ổn định, cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát. Diện tích canh tác cây trồng có xu hướng giảm trong những năm gần đây do thiếu lao động; chuyển đổi đất sang quy hoạch các dự án, khu công nghiệp, đường giao thông.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2023 đạt 84,36 nghìn ha, bằng 98,62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cây lương thực có hạt đạt 56,68 nghìn ha, bằng 98,03%. Sản lượng cây lương thực có hạt toàn Thành phố đạt 364,6 nghìn tấn, giảm 1,69% so với năm 2022, trong đó sản lượng lúa đạt 359,6 nghìn tấn, giảm 1,67% (lúa đông xuân đạt 193,53 nghìn tấn, giảm 1,64%; lúa mùa đạt 166,07 nghìn tấn, giảm 1,71%).
Diện tích gieo trồng cây lâu năm đạt 8.416 ha, bằng 100,32% so với năm 2022. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu đạt được như sau: Xoài đạt 3,3 nghìn tấn, tăng 5%; táo đạt 2,3 nghìn tấn, giảm 4%; cam đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 0,9%; nhãn đạt 3,6 nghìn tấn, tăng 3,9%; vải đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 0,9%.
Mô hình trồng rau quả công nghệ cao tại Hải Phòng.
* Chăn nuôi:
Năm 2023, hoạt động chăn nuôi nhìn chung ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, nguồn cung con giống sẵn có và ổn định. Hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại được áp dụng đảm bảo được quy mô cũng như đầu ra của sản phẩm.
Đàn trâu hiện có đạt 4,27 nghìn con, giảm 5,34% so với năm 2022; đàn bò đạt 6,91 nghìn con, giảm 5,77%; đàn lợn đạt 162,5 nghìn con, tăng 5,47%; đàn gia cầm đạt 8,38 triệu con, tăng 1,36%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 672 tấn, giảm 8,77%; thịt bò hơi xuất chuồng đạt 844,8 tấn, giảm 16,59%; thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 30,07 nghìn tấn, giảm 0,6%; thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 67,16 nghìn tấn, giảm 1,18%; trong đó thịt gà hơi đạt 54,1 tấn, tăng 3,98%
Bảng: Biến động ngành chăn nuôi tại Tp. Hải Phòng năm 2016-2020.
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Sản lượng thịt hơi các loại
|
Nghìn tấn
|
119,47
|
122,21
|
123,19
|
98,20
|
112,73
|
- Thịt lợn
|
Nghìn tấn
|
73,04
|
70,52
|
70,58
|
33,36
|
21,10
|
-Thịt gia cầm
|
Nghìn tấn
|
44,17
|
45,68
|
48,12
|
61,88
|
66,51
|
Sản lượng trứng gia cấm
|
Triệu quả
|
287,78
|
298,60
|
306,76
|
362,29
|
374,78
|
Nguồn: Sở NNPTNTN TP Hải Phòng
(2) Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp năm 2023 trên địa bàn thành phố duy trì ở mức ổn định. Phong trào trông cây phân tán của thành phố được duy trì hàng năm góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái. Diện tích từng trồng mới tập trung năm 2023 đạt 65 ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.165,6 m3, giảm 10,41% so với năm 2022; sản lượng củi khai thác đạt 37.054,5 ste, giảm 4,63%
(3) Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước đạt 11.420 ha, giảm 0,85% so với năm 2022, bao gồm: Cá đạt 8.005,09 ha, giảm 0,92%; tôm đạt 2.965,38 ha, tăng 0,5%; thủy sản khác đạt 449,65 ha, giảm 7,69%.
Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 196,25 nghìn tấn, tăng 1,99% so với năm 2022, bao gồm: cá đạt 126,56 nghìn tấn, tăng 2,09%; tôm đạt 16,3 nghìn tấn, tăng 1,53%; thủy sản khác đạt 53,3 nghìn tấn, tăng 1,74%. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt 117,01 nghìn tấn, tăng 1,18%; sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch đạt 79,24 nghìn tấn, tăng 3,22%. .
Tiềm Năng Bất Động Sản Nông Nghiệp Tại Hải Phòng
Vị Trí Địa Lý Thuận Lợi
Hải Phòng sở hữu vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông hiện đại và kết nối tốt với các khu vực kinh tế trọng điểm. Điều này không chỉ giúp nông sản dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án bất động sản nông nghiệp.
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế – khoa học – kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Hải Phòng nằm ở vị trí giao cắt giữa các tuyến đường biển và đường bộ quan trọng. Thành phố có cảng biển quốc tế Lạch Huyện, giúp kết nối với thị trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự thuận lợi về giao thông là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản.
Điều Kiện Tự Nhiên Phong Phú
Hải Phòng sở hữu nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ, thuận lợi cho các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Khí hậu ôn hòa và nguồn nước dồi dào là những yếu tố quan trọng giúp cây trồng và vật nuôi phát triển mạnh mẽ, từ đó góp phần nâng cao giá trị bất động sản nông nghiệp trong khu vực.
Khí hậu của Hải Phòng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng thời có những đặc điểm riêng của vùng ven biển. Nhiệt độ, lượng mưa, giờ nắng và độ ẩm có sự biến đổi rõ rệt giữa các mùa, đặc biệt là mùa hè và mùa đông. Nhìn chung, điều kiện khí hậu này thích hợp cho hệ canh tác nông nghiệp, với cây lúa nước là cây trồng chủ lực, cùng với các loại rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều này tương đồng với các hoạt động nông nghiệp của toàn vùng đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Định hướng phát triển không gian
Hai vành đai kinh tế gồm: (1) Vành đai kinh tế ven biển phát triển dịch vụ - du lịch - đô thị hướng ra biển; (2) Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thủy Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng.
- Ba hành lang cảnh quan gồm: Hành lang sông Cấm, sông Lạch Tray và Văn Úc.
- Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm: (1) Trung tâm đô thị lịch sử (khu phố cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc và phụ cận) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; (2) Trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBD) ở Hải An và Dương Kinh; (3) Đô thị sân bay Tiên Lãng. Các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.
Bản đồ định hướng phát triển không gian Hải Phòng
Thị trường đang hồi phục và dần chuyển mình trong 06 tháng đầu năm 2024
- Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản Hải Phòng trong nửa đầu năm nay thị trường có nhiều dấu hiệu tích cực tại hầu hết các khu vực và dòng sản phẩm. Được ghi nhận bằng việc lượng người quan tâm, doanh thu hoạt động môi giới tăng cao từ đầu tháng 3:
Tình hình phát triển kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực đến từ nguồn vốn FDI
Ứng Dụng Của Luật Đất Đai Mới
Luật Đất Đai 2024 đã mang lại nhiều thay đổi quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bất động sản nông nghiệp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Luật Đất đai 2024 tiếp tục hoàn thiện các quyền, nhất là quyền sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất. Bên cạnh các cơ chế cho thuê đất nông nghiệp để thuận tiện cho người có nhu cầu đất dùng sản xuất nông nghiệp và nông dân chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo quy hoạch, đất đai được quy định kết hợp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau để làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Thông qua đó, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng thuận lợi hơn hoặc chuyển đổi nghề bảo đảm cuộc sống; bổ sung quy định người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Luật Đất đai 2024 cho phép người sử dụng đất nông nghiệp được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, kết hợp đa mục đích
Luật Đất đai 2024 đã bổ sung 2 điều (Điều 192 và Điều 193) quy định cụ thể về tập trung, tích tụ đất đai, trong đó làm rõ phương thức, nguyên tắc, trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện. Các quy định này đã khắc phục tình trạng sử dụng đất manh mún, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, qua đó thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản.
Luật Đất đai 2024 đã có quy định về tập trung, tích tụ ruộng đất nhằm phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn như hiện nay, giúp các doanh nghiệp nông nghiệp có quỹ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất và hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp “sạch” quy mô lớn tập trung.
Định hướng phát triển và hạ tầng khu, vùng nông nghiệp
Vùng trồng trọt tập trung
a) Vùng sản xuất lúa tập trung, hữu cơ
Duy trì diện tích đất trồng lúa theo chỉ tiêu phân bổ của Chính phủ 30.745,0 ha đến năm 2030; duy trì phát triển các vùng sản xuất lúa tập trung tại các huyện; hình thành 43 vùng sản xuất lúa hữu cơ với tổng diện tích 616,0 ha.
b) Vùng sản xuất rau tập trung, hữu cơ
Duy trì diện tích đất trồng rau các loại 2.000 - 2.200 ha đến năm 2030; hình thành các vùng sản xuất rau tập trung với tổng diện tích trên 300 ha, hình thành 32 vùng sản xuất rau hữu cơ diện tích 213 ha ưu tiên các huyện có thế mạnh sản xuất rau các loại (Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Dương, An Lão).
c) Vùng trồng hoa, cây cảnh
Xây dựng vùng sản xuất hoa, cây cảnh khoảng 1.200 ha; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô khoảng 500,0 ha (An Dương, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng).
d) Vùng trồng cây thuốc lào
Duy trì diện tích trồng tập trung khoảng 2.000 ha tại hai huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. (quy mô diện tích biến động tùy theo thị trường hàng hóa).
e) Vùng trồng cây ăn quả tập trung, hữu cơ
Mở rộng quy mô diện tích cây ăn quả lên khoảng 8.500 ha vào năm 2025 (năm 2020 là 6.698 ha); Duy trì quy mô diện tích sản xuất cây ăn quả ổn định đến năm 2030; ưu tiên các huyện có thế mạnh sản xuất cây ăn quả đặc sản các loại (Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, ...), hình thành 22 vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ với tổng diện tích 151 ha.
Vùng Chăn nuôi tập trung gắn với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Hình thành 22 vùng chăn nuôi tập trung quy mô (xã, liên xã, huyện, liên huyện) gắn với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung....áp dụng quy trình xử lý môi trường tiên tiến.
1/ Huyện Vĩnh Bảo hình thành 05 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Việt Tiến, Dũng Tiến, Vĩnh Tiến; tổng diện tích khoảng 66,5 ha.
2/ Huyện Tiên Lãng hình thành 08 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã: Cấp Tiến, Kiến Thiết, Đại Thắng, Tiên Thắng, Tự Cường, Bạch Đằng, Đoàn Lập tổng diện tích khoảng 172 ha.
3/ Huyện An Lão hình thành 04 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã: Tân Viên, Tân Dân, tổng diện tích khoảng 34 ha.
4/ Huyện Thủy Nguyên hình thành 04 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã: Chính Mỹ, Lãi Xuân, Minh Tân, Liên Khê; tổng diện tích 120 ha.
5/ Huyện Kiến Thụy hình thành 01 vùng chăn nuôi tập trung tại xã Ngũ Đoan; tổng diện tích 50 ha.
6/ Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các huyện, quận: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương, Lê Chân, Kiến An, Đồ Sơn, Cát Hải với tổng diện tích 22-25 ha.
Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
a) Huyện Cát Hải
Quy hoạch phát triển các khu nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích khoảng 200 ha tại khu vực Hòn Thoi Quýt - Gia Luận, Ghẹ Gầm - Gia Luận (xã Gia Luận, huyện Cát Hải), Hang Vẹm - Vụng O (Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải) và hướng tới mở rộng diện tích nuôi biển công nghiệp khu biển mở, xa bờ, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo (khu vực Cát Bà - Bạch Long Vĩ).
b) Huyện Tiên Lãng
Đến năm 2030 diện tích nuôi nhuyễn thể khoảng 1.900 ha. Đối tượng nuôi chính là ngao và nuôi kết hợp với một số đối tượng nhuyễn thể khác.
c) Huyện đảo Bạch Long Vỹ
Tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất giống và phát triển nuôi đối tượng bản địa có giá trị kinh tế cao như bào ngư và hải sâm.
d) Huyện Vĩnh Bảo
Phát triển vùng sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Hiệp Hòa, An Hòa, Cao Minh, Cộng Hiền, Liên Am.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Đến năm 2030, quy hoạch 03 khu nông nghiệp ƯDCNC với tổng diện tích 336 ha tại huyện An Lão, Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, cụ thể:
1/ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện An Lão
- Vị trí, quy mô: Xã Chiến Thắng và xã Mỹ Đức, 200 ha.
- Lĩnh vực ứng dụng CNC: Trồng trọt; Chăn nuôi; Thủy sản; Chế phẩm sinh học; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
2/ Khu nông nghiệp ƯDCNC tại huyện Vĩnh Bảo
- Vị trí, quy mô: xã Tân Liên, 100 ha (hiện tại đã thực hiện 46 ha, còn lại là đất lúa kém hiệu quả).
- Lĩnh vực ứng dụng CNC: Ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu nghiên cứu, phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là các lĩnh vực: trồng trọt (Rau các loại), bảo quản chế biến rau.
3/ Khu nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao Đông Hưng, Tây Hưng, huyện Tiên Lãng
- Vị trí, quy mô: xã Đông Hưng, Tây Hưng, diện tích 36 ha.
- Lĩnh vực ứng dụng CNC: Ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu nghiên cứu, phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng các loại thủy sản, bảo quản chế biến thủy sản).
Bảng: Diện tích đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị tính: Ha
STT
|
Đơn vị hành chính
|
2020
|
2030
|
Tăng (+); giảm (-) so với hiện trạng
|
1
|
Quận Dương Kinh
|
2.559
|
1.900
|
-659
|
2
|
Quận Đồ Sơn
|
1.912
|
1.443
|
-469
|
3
|
Quận Hải An
|
1.560
|
1.163
|
-397
|
4
|
Quận Hồng Bàng
|
123
|
63
|
-61
|
5
|
Quận Kiến An
|
1.166
|
920
|
-246
|
6
|
Quận Lê Chân
|
68
|
6
|
-62
|
7
|
Quận Ngô Quyền
|
13
|
0
|
-13
|
8
|
Huyện An Dƣơng
|
5.066
|
3.263
|
-1.803
|
9
|
Huyện An Lão
|
6.507
|
4.609
|
-1.898
|
10
|
Huyện Cát Hải
|
16.629
|
16.568
|
-60
|
11
|
Huyện Kiến Thụy
|
6.512
|
4.216
|
-2.295
|
12
|
Huyện Thủy Nguyên
|
13.284
|
10.183
|
-3.100
|
13
|
Huyện Tiên Lãng
|
13.031
|
9.194
|
-3.836
|
14
|
Huyện Vĩnh Bảo
|
12.799
|
11.006
|
-1.793
|
15
|
Huyện Bạch Long Vĩ
|
80
|
16
|
-64
|
Tổng
|
81.309
|
64.551
|
-16.758
|
|
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch thành phố Hải Phòng
Kết Luận
Bất động sản nông nghiệp tại Hải Phòng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên phong phú và nhu cầu thị trường tăng cao. Luật Đất Đai mới với nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển này. Với sự đầu tư đúng hướng và ứng dụng công nghệ cao, bất động sản nông nghiệp tại Hải Phòng hứa hẹn sẽ trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương.
Để biết thêm thông tin về thị trường bất động sản Hải Phòng tại các phân khúc, khu vực, dòng sản phẩm từ chưng cư nhà ở xã hội, chưng cư thương mại, đất nền đấu giá, đất nền tái đinh cư, nhà ở thấp tầng trong các đô thị, đất nền nhà phố, bất động sản công nghiệp, bất động sản cho thuê …….. các báo cáo nghiên cưu chuyên sâu hãy liên hệ đến An Phú Land - đơn vị tiên phong tổng hợp & phân tích thị trường Hải Phòng.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Bất động sản nông nghiệp của TP Hải Phòng: Tiềm năng và những ứng dụng của luật đất đai mới" do An Phú Land cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về Hải Phòng trước khi lựa chọn đầu tư Ngoài ra để xem thêm các bài viết về dự án bất động sản tại Hải Phòng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://nhadatanphu.com.vn/
|
|
Xem thêm bài viết về:
1. Bài giới thiệu về An Phú
2. Nhà đất An Phú cần tìm đối tác đồng hành cùng phát triển
3. Tổng quan thị trường BĐS Hải Phòng năm 2023 :
4. Tổng quan BĐS Hải Phòng quý 1 năm 2024
5. Báo cáo thị trường BĐS Việt Nam năm 2022, dự báo thị trường năm 2023
6. Tổng quan thị trường BĐS Thuỷ Nguyên năm 2022
7. Hội thảo “ Đón đầu xu hướng, dẫn lối thành công" ngày 02/11/2023
8.Ra mắt ban lãnh đạo hội môi giới Hải Phòng khóa 2021-2026
9. Tác động to lớn của R&D và thực trạng R&D tại Hải Phòng
10. Báo cáo thị trường Hải Phòng: Tầm quan trọng và phân tích chuyên sâu
11. Báo cáo thị trường BĐS TP Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024
Xem thêm video về Nhà đất An Phú tại:
1.Thị trường BĐS Hải Phòng quý 1/2024 :
2. Phát triển thành phố Hải Phòng – Xây dựng tuyến đường vành đai 2
3. Thị trường BĐS Hải Phòng quý 4 và cả năm 2023
4. Các tuyến đường siêu khủng, trị giá 4 tỷ USD ở Hải Phòng khiến nhiều thành phố lớn thèm muốn.
5. Thuỷ Nguyên ra sao trong “nút trầm” của toàn bộ thị trường BĐS
6. BĐS Hải Phòng: Tình hình thị trường các quận huyện
Nguồn tổng hợp: BTV Phạm Trang